Bạn đang ở đây

Bón thúc NPK Ninh Bình cho lúa chiêm xuân...

(22.03.2017)

(Website HNDHY) - Bón thúc yêu cầu ruộng phải có nước để phân tan ngay thẩm thấu vào gốc lúa. Lượng nước theo yêu cầu để lúa phát triển trong từng thời kỳ. ... 

Bờ ruộng phải kín để phân bón không bị rửa trôi. Khi nhiệt độ dưới 15 độ C không bón thúc, trong ngày không bón thúc buổi sáng còn sương trên lá lúa. Không bón buổi trưa nắng bởi phân sẽ bốc hơi, tốt nhất là bón vào chiều mát.

Thời tiết gieo cấy lúa chiêm xuân năm nay khá thuận lợi, rét đậm, rét hại ít. Đến thời điểm này lúa gieo thẳng đã ra từ 3 - 3,5 lá. Cùng với các biện pháp tưới tiêu nước, phòng trừ sâu bệnh… việc bón thúc có ý nghĩa quyết định đến năng suất và sản lượng.

Thành phần của các loại phân bón thúc chủ yếu là đạm và kali. Đạm giúp cây lúa phát triển thân, lá, kích thích đẻ nhánh, khỏe, lúa xanh mượt mà. Kali giúp lúa cứng cây, dày lá, tăng số hạt và trọng lượng hạt. Ngoài ra trong phân bón thúc có thêm lượng lân để duy trì sự phát triển của bộ rễ, các nguyên tố vi lượng (TE) kích thích cây phát triển mạnh.

Đặc điểm của phân NPK Ninh Bình bón thúc có 2 chủng loại.

Phân bón thúc NPK 17.5.16.1 là phân trộn 3 màu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao rất cần thiết cho cây lúa: chất lân; các chất trung lượng CaO, MgO, SiO2; vi lượng:B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo,…Thành phần lân là lân nung chảy nên phù hợp các vùng đất chua, chua phèn, chua mặn ven biển, đất trũng, lầy thụt, vùng đất xám, đất bạc màu, đất ban zan, đồi dốc.

Phân bón thúc NPK 12.2.10+TE; NPK 11.2.11+TE là các loại NPK viên 1 màu, tan nhanh trong nước giúp cây trồng hấp thụ nhanh phù hợp các vùng đất vàn, vàn cao, đất ít chua .

Chăm bón lúa chiêm xuân bằng phân bón thúc NPK Ninh Bình cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đa,trung ,vi lượng nên bảo đảm cho lúa phát triển khỏe, cân đối, tăng khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như sâu bệnh, đổ ngã…cho năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà nông.

Kỹ thuật bón thúc NPK Ninh Bình - Bảo đảm đủ lượng phân bón thúc: Căn cứ vào đất ruộng xấu, tốt, giống lúa canh tác và lượng phân đã bón lót. Nếu lượng phân bón lót đã bảo đảm đủ phân chuồng, đạm, lân, kali hay NPK, ví dụ 1 sào đã bón lót 20 - 25kg NPK 5.12.3 hoặc NPK 6.12.2 đa dinh dưỡng hay 20 - 25kg NPKS 5.10.3.8, NPKS 6.10.2.8 thì lượng bón thúc là: NPKS 17.5.16.1 từ 10 - 12,5kg, NPK 16.16.8+TE từ 10 - 12kg (1 bao 25kg bón thúc cho 2 - 2,5 sào).

Loại NPK 11-2-11+TE, NPK 12-2-10+TE lượng bón thúc cho 1 sào 15 - 20kg (1 bao 25kg cho 1,5 - 1,7 sào) chú ý nếu bón lượng lót chưa đủ thì bón thúc tăng lên, nếu bón thừa thì lượng bón thúc giảm.

- Thời điểm bón thúc: Đối với lúa cấy bón thúc chủ yếu chia 2 lần. Thúc lần 1 tăng số bông trên khóm nên phải bón sớm cho lúa đẻ tập trung. Thời điểm bón sau cấy từ 10 - 15 ngày (không kể những ngày trời rét dưới 15 độ C). Nếu kéo dài thời gian thúc lần 1 lúa đẻ lai dai dẫn đến lúa trỗ lại sau, bông hữu hiệu giảm. Lượng bón 2/3 số phân thúc.

Thúc lần 2 khi lúa phân hóa đòng có tác dụng tăng số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc cao. Biểu hiện lúa phân hóa đòng là lúa khép góc đầu lá thắt eo, lá chuyển từ mà xanh thẫm sang màu vàng lá mạ. Các giống lúa xuân muộn thời kỳ lúa phân hóa đòng sau cấy khoảng 45 - 50 ngày bón toàn lượng phân bón thúc còn lại.

- Đối với lúa gieo sạ: Do đặc điểm thời tiết miền Bắc nên bón thúc chia làm 3 lần. Lần 1 khi cây lúa lên được 3 - 3,5 lá bón 1/4 lượng phân bón thúc (bón rước) để lúa hồi xanh. Lần 2 sau bón thúc lần 1 khoảng 10 - 15 ngày để lúa đẻ nhánh, bón ½ lượng phân thúc. Lần 3 khi lúa phân hóa đòng bón hết lượng phân bón thúc còn lại. Trường hợp khi lúa phân hóa đòng đói dinh dưỡng có thể bón bổ sung 1 - 1,5kg đạm và 1 - 1,5kg kali cho 1 sào để nuôi đòng nuôi hạt.

 

Theo nong nghiep.vn

Lượt xem: 19

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân