Bạn đang ở đây

Gương nông dân làm kinh tế giỏi:Đất không phụ người

(09.12.2016)

(Website HNDHY) - Đến thăm trang trại của anh Phạm Thanh Quân (xã Minh Tân) vào những ngày nắng nóng nhất của mùa hè 2016, chúng tôi cảm thấy như lạc vào một khu du lịch sinh thái nhỏ. Khu trang trại với tổng diện tích 32.400m như một khu vườn cổ tích với cây trái sum suê. Các loãi cây ăn quả (chủ yếu là nhãn) được trồng thành hàng thẳng tắp. 

Từng luồng gió mát từ chiếc ao giữa vườn như một cái máy điều hòa nhiệt độ khiến cho câu chuyện giữa chủ nhà và những vị khách đột kích bất ngờ chúng tôi càng thêm rôm rả. Đang vào đúng vụ thu hoạch nhãn, những cây nhãn Hương Chi, nhãn Thiết Miền Hà Tây trĩu quả được vợ chồng anh cùng nhân công khẩn trương thu hoạch.

Chia sẻ với chúng tôi sau những lời trầm trồ của đoàn cán bộ nông dân Huyện, anh cho biết. Trước năm 2002, vợ chồng anh loay hoay đủ nghề. Cấy lúa, trồng ngô khoai đều không cho thu nhập cao, làm lại vất vả. Suy nghĩ rất nung, khi huyện nhà có chính sách dồn thửa đổi ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhận thấy đây là cơ hội tốt để phát triển kinh tế gia đình, anh đã bàn với vợ dồn đất để làm trang trại. Để có được ba ha ruộng chuyển đổi , ngoài số ruộng ít ỏi vốn có của gia đình, anh đã phải thuyết phục để mua lại những mảnh ruộng lân cận của bà con. Tất cả tiền mua ruộng, vốn đầu tư lúc đầu  100% do vay vốn của ngân hàng chính sách phát triển huyện.

Trên diện tích hơn ba ha đất cây trồng: 2.300 m² đất được anh chị trồng cây ăn quả. Chủ yếu là nhãn Hương Chi, nhãn Thiết Miền Hà Tây cùng nhiều loại cây ăn quả khác. Một phần đất trên trang trại được anh chị làm chuồng trại nuôi lợn nái và lợn thịt. 8000 m² ao để thả cá. Do đã vay quá nhiều từ ngân hàng, nên trong suốt quá trình đào ao, đắp ụ, vượt ruộng, vợ chồng anh gần như tự làm hoàn toàn để giảm chi phí. Ngày ở ruộng, chiều nhọ mặt người mới nghỉ, tranh thủ cơm nước cho con cái rồi đêm lại ra làm. Có những lúc tưởng như kiệt sức. Lại chưa có kinh nghiệm nên những năm đầu, thu nhập chưa đáng là bao, anh chị cũng rất lo. Chẳng biết có nên cơm cháo gì không? Nhưng anh động viên chị: “Cứ làm, vừa làm vừa học hỏi. Có ai thành công từ đầu đâu. Nhưng anh tin đất không bao giờ phụ người em ạ”.

Niềm tin, hi vọng và sự quyết tâm của vợ chồng anh đã được đền đáp xứng đáng. Do tích cực tìm hiểu, học hỏi, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, đến nay,  trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có từ 10- 15 con lợn nái, 30 đến 60 con lợn thương phẩm; gà vịt luôn có hàng trăm con. Ao cá cho thu hoạch một năm hai vụ với 3-4  tấn cá.

Nhờ hiệu quả từ mô hình, trong 5 năm trở lại đây, trừ chi phí, gia đình anh thu nhập ổn định khoảng từ 250 đến 300 triệu đồng mỗi năm.

Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, anh Quân còn hỗ trợ việc làm trong thời vụ thu hoạch khoảng 20-30 lao động với mức thu nhập từ 200- 300 ngàn/ngày. Giải quyết công ăn việc làm cho người dân thôn quê. Đặc biệt, anh còn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho các hộ nông dân trên địa bàn xã, huyện, giúp bà con nông dân trong vùng phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Nhờ ý chí ham học hỏi, tinh thần dám nghĩ dám làm, gia đình anh Phạm Thanh Quân đã trở thành một trong những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh; được các cấp tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen. Là tấm gương sáng trong lao đọng sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Mai Duy

 

Hội nông dân Phù cừ

Lượt xem: 22

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân