Bạn đang ở đây

Hội NDVN-Công ty TNHH Enzyma: Đưa chế phẩm sinh học vào sản xuất, chăn nuôi

(25.04.2016)

(Website HNDHY) -  Sau 1 năm hai bên làm thí điểm tại 38 tỉnh, thành với trên 600 mô hình các loại, hầu hết các mô hình đều đem lại hiệu quả. Để đưa chế phẩm sinh học BiOwish triển khai trên diện rộng, chiều nay (22/4), tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân các tỉnh, thành phố với công ty TNHH Enzyma Việt Nam.

Tham dự lễ ký có đồng chí Lại Xuân Môn- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN, đồng chí Nguyễn Quốc Cường- Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội NDVN; các đồng chí Thường trực, lãnh đạo các Ban, đơn vị Trung ương Hội, 15 tỉnh, thành Hội trực tiếp ký kết và đại diện lãnh đạo phía Enzyma Việt Nam là ông Lê Văn Hải- Tổng Giám đốc công ty.

Đây cũng là bước tiếp theo sau thỏa thuận hợp tác giữa Trung ương Hội NDVN và Công ty TNHH Enzyma Việt Nam về “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường” được ký  vào ngày 16/1/2015.

Chế phẩm sinh học được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả cho nền sản xuất, chăn nuôi an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như giảm thiểu được các chất thải bẩn gây ô nhiễm môi trường. Qua đánh giá kết quả triển khai thực hiện sau 1 năm phối hợp giữa hai bên cho những kết quả bước đầu rất khả quan.  Đối tượng thử nghiệm tập trung vào các con vật nuôi như: Bò, heo, gà; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra; lúa, măng tây, ngô, rau sạch. 

Một số điển hình như: Hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của bà Nguyễn Thị Dịu (Móng Cái- Quảng Ninh); ông Lê Văn Ba (Nam Định); ông Nghĩa (Quảng Bình); ông Tân (Quảng Nam); ông Sáu Ngoãn (Bạc Liêu). Đặc biệt đối với mô hình của bà Dịu (Quảng Ninh), thời điểm bắt đầu thử nghiệm là lúc vùng tôm Móng Cái đang bị dịch bệnh trên diện rộng, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt khiến cho tôm chết rất nhiều. Tuy nhiên, mô hình của bà Dịu tỷ lệ tôm sống đạt trên 90%.

Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước hàng tuần của các hộ nuôi tôm thì môi trường nước trong ao nuôi đạt tiêu chuẩn đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất. Thêm vào đó, nồng độ khí độc cũng giảm đáng kể, nồng độ oxy và kiềm được giữ ở mức ổn định nên sức khỏe của con tôm được đảm bảo do môi trường nước rất phù hợp. Đặc biệt, bệnh gan tụy (tôm chết sớm) gần như đã được ức chế, tăng trưởng nhanh,  hạn chế được các loại hóa chất độc hại trong môi trường nước và đáy ao nuôi.

Đối với mô hình chăn nuôi lợn của ông Long ở huyện Thanh Oai- Hà Nội, sau 5 tháng thử nghiệm trên 200 con, tổng số ngày nuôi đã giảm trung bình từ 10- 15 ngày. Đàn lợn tăng trọng một cách tự nhiên, phát triển đồng đều, chỉ số chuyển đổi thức ăn (FCR) đã giảm từ 2,47 kg cám/1 kg thịt xuống còn 2,34 kg cám/1 kg thịt.

Đặc biệt môi trường gần như không có mùi,  lượng kháng sinh sử dụng trong toàn bộ chu kỳ nuôi đã giảm xuống một cách tối đa, dư lượng kháng sinh cũng như các loại vi khuẩn có hại trong thịt thành phẩm không còn. Từ đó, góp phần tăng lãi trung bình cho hộ nuôi từ 250.000 đồng - 260.000 đồng/con lợn, chất lượng thịt đảm bảo đủ tiêu chuẩn tiêu thụ ở những thị trường khó tính nhất. Mô hình của ông Long sắp tới sẽ được chuẩn hóa, quy trình nuôi được công khai và trở thành một bài học kinh nghiệm cho các quốc gia đang sử dụng BioWish trên thế giới tham khảo học tập.

Mô hình chăn nuôi gà đẻ lấy trứng của bà Sớm (Hải Dương) đem lại kết quả nổi bật khi trọng lượng gà tăng trung bình 13,6%, tỷ lệ tăng trọng hàng ngày tăng 20%, từ đó lãi suất đã tăng đến 54%. Hiện nay sản lượng trứng của gia đình bà không đủ để bán so với nhu cầu.

Mô hình trồng lúa được thử nghiệm ở hầu khắp các tỉnh, thành có diện tích lúa, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau 3 tháng, diện tích lúa thử nghiệm cho thấy, tại thời điểm sau khi gieo hạt 20 ngày, số rễ cây đếm được tăng gần 50%, thân cây cứng cáp, đường kính lớn hơn, diện tích lá rộng hơn. Tại thời điểm thu hoạch, tỷ lệ chắc hạt của bông đạt trên 90% so với mức 75% ở ruộng đối chứng, năng suất trung bình từ 1,5- 2 tấn/ha, ượng phân bón giảm khoảng 10%.

Tại Cà Mau, sau khi gieo sạ 20 ngày, ruộng thử nghiệm bị ngập mặn, ruộng đối chứng ở vùng cao hơn nên không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại ruộng thử nghiệm cho thấy, số rễ vẫn nhiều hơn khoảng 35%, thân cây cứng cáp và đồng đều hơn. Khi thu hoạch năng suất cao hơn ruộng đối chứng khoảng 9,5%

Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Lại Xuân Môn đánh giá cao những kết quả đạt được tại các mô hình thử nghiệm . Chủ tịch đề nghị công ty Enzyma tiếp tục đẩy mạnh việc tập huấn, chuyển giao công nghệ và quy trình sử dụng sản phẩm cho nông dân để đảm bảo tính khoa học, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chủ tịch yêu cầu nhân rộng những mô hình hiệu quả; giao Văn phòng TW Hội, Quỹ HTND tổ chức tập huấn, hướng dẫn và tạo điều kiện cho hội viên nông dân sử dụng chế phẩm thông qua các dự án cụ thể. 

 

Theo hoinongdanvietnam

Lượt xem: 7

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân