Bạn đang ở đây

Hội NDVN: Phấn đấu 80% hội viên, nông dân nói không với bạo lực gia đình

(08.07.2016)

(Website HNDHY) - Vai trò của Hội Nông dân các cấp vô cùng quan trọng trong việc truyền thông, vận động, giáo dục và thay đổi hành vi cho hội viên, nông dân, đặc biệt là nam nông dân để xây dựng được những mô hình gia đình, cộng đồng không có bạo lực, đảm bảo nếp sống văn minh, hạnh phúc, phát triển kinh tế bền vững. 

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến thôn, ấp, bản làng, khu phố; đại diện, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của giai cấp nông dân Việt Nam. Việt Nam hiện nay vẫn là nước nông nghiệp. Nông dân chiếm gần 70% dân số cả nước, trong đó nam nông dân đóng vai trò chủ đạo. Hầu hết những người trong số họ là hội viên của Hội Nông dân (hội viên nam giới chiếm trên 75% hội viên nông dân). Đa phần nam nông dân là chủ hộ và có tiếng nói chủ đạo trong gia đình.

Hội Nông dân có mạng lưới tổ chức đến tất cả các địa bàn nông thôn trong cả nước và đang triển khai thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế, hỗ trợ, tín chấp vay vốn, khuyến nông, đào tạo, dạy nghề và truyền thông cho các hội viên nông dân ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

Vai trò của Hội Nông dân các cấp vô cùng quan trọng trong việc truyền thông, vận động, giáo dục và thay đổi hành vi cho hội viên, nông dân, đặc biệt là nam nông dân để xây dựng được những mô hình gia đình, cộng đồng không có bạo lực, đảm bảo nếp sống văn minh, hạnh phúc, phát triển kinh tế bền vững.

Nam nông dân hơn ai hết cần nhận thức được họ chính là đối tượng hưởng lợi khi tạo dựng được môi trường gia đình bình đẳng, hạnh phúc, không bạo lực để chị em phụ nữ có thể cùng họ phát triển sản xuất và phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng gia đình bình đẳng, no ấm và hạnh phúc.

Mặt khác, Quỹ Dân số Liên hợp Quốc (UNFPA) đã hỗ trợ kỹ thuật cho Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Đề án “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam giai  đoạn 2015-2020” để trình Thủ tướng Chính phủ và sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và một phần tài chính (phần kinh phí vận động được đề cập trong khuôn khổ của Đề án) để triển khai thực hiện Đề án này sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  

Đề án được xây dựng với sự tham gia, tư vấn và phối hợp của các cấp Hội Nông dân Việt Nam, Quỹ dân số Liên hợp Quốc (UNFPA), các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn của Chính phủ. Do đó, nội dung, mục tiêu, phương pháp và các hoạt động của Đề án phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hoá của Việt Nam, đảm bảo tính khả thi trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực dành cho Đề án, có tính đến khả năng duy trì bền vững và nhân rộng của các hoạt động và mô hình.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã nghiên cứu, xây dựng Đề án “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015-2020”. Xây dựng và thực hiện Đề án này nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong việc thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn góp phần tích cực phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn thôn mới.

Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình của hội viên nông dân góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn.

80% cán bộ Hội Nông dân các cấp được đào tạo nâng cao năng lực về giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi, các kỹ năng vận động, tư vấn người gây bạo lực gia đình tại cộng đồng; - 80% Hội viên nông dân cam kết nói không với bạo lực gia đình.

Đề án sẽ góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong việc thực hiện pháp luật phòng chống bạo lực gia đình, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi  tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn.

 

Theo hoinongdanvietnam

Lượt xem: 20

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân