Bạn đang ở đây

Hướng tới sạch làng, xanh ruộng

(07.04.2016)

(Website HNDHY) - Bằng những việc làm thiết thực, các mô hình tổ tự quản, bảo vệ môi trường đường làng ngõ xóm mà diện mạo nông thôn ở Hưng Yên đang ngày càng khởi sắc.

Dân được hưởng lợi từ dự án của Hội

Nhớ lại những năm trước đây trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tình trạng rác thải không có nơi tập kết, người dân xả rác tùy tiện diễn ra khá phổ biến. Các làng nghề hoạt động tấp nập, các trang trại phát triển nhanh, phân tán trong khu dân cư; chất thải sinh hoạt cộng với chất thải chăn nuôi không hoặc ít được xử lý thải thẳng ra môi trường, cống rãnh trong thôn xóm; ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm rất nghiêm trọng. Môi trường đồng ruộng cũng bị ô nhiễm do tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và  thải bỏ vỏ đựng hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan. Đứng trước thực trạng môi trường ô nhiễm của làng quê ngày càng trầm trọng, trên địa bàn có tỉ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo ngày càng gia tăng, chính quyền và HND tỉnh đã có nhiều chương trình bảo vệ môi trường. Điển hình như từ khi các mô hình, dự án các tổ tự quản về môi trường được thành lập và đi vào hoạt động thì chuyện đó đã chấm dứt. Diện mạo nông thôn mới ở Hưng Yên dần hiện lên từ chính việc làm cụ thể và thiết thực, đường làng ngõ xóm thông thoáng, sạch sẽ. Ý thức bảo vệ môi trường được người dân tiếp thu có hiệu quả.

Giờ bước trên những con đường bê tông liên thôn sạch đẹp của xã nghĩa Trụ huyện Văn Giang, anh Phạm Văn Hồng – Chủ tịch Hội Nông dân xã  chia sẻ: “Nhờ mô hình thu gom rác thải của Hội mà đường làng, ngõ xóm sạch sẽ. Trước kia, khi rác thải chưa được tổ chức thu gom thì đâu đâu cũng thấy sự có mặt của rác, của túi nilon đã qua sử dụng, thậm chí cả một con mương bị lấp đầy bởi rác và vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây là nỗi bức xúc trong đời sống thường nhật của người dân. Nhưng từ khi thành lập các tổ thu gom, vận chuyển rác từ các thôn, xóm tới bãi tập kết, thì điều đó đã hoàn toàn thay đổi, tính đến thời điểm này toàn xã đã có hơn 800 thùng chứa rác thải đặt tại các khu dân cư.

Bà Nguyễn Thị Chanh –   xã Phạm Ngũ Lão nơi được Hội Nông dân tỉnh  chọn làm điểm mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu  cơ  đồng thời giảm tải tình trạng ô nhiễm môi trường do việc đốt rơm rạ sau thu hoạch của hội viên nông dân rất tâm đắc chia sẻ: Mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch vừa giảm tải được tình trạnh ô nhiễm môi trường ở nông thôn lại vừa tận dụng được các nguyên liệu sẵn có sau khi thu hoạch lúa, hoa màu, các phế thải nông nghiệp, giúp cho hội viên nông dân trong xã có nguồn phân hữu cơ tốt giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển đồng thời tiết kiệm chi phí do giá thành rẻ hơn rất nhiều so với dùng các loại phân hữu cơ vi sinh khác.

Xây dựng mô hình để hội viên tham gia

Bên cạnh công tác tuyên truyền, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng được 08 mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi, chế biến; thành lập 14 tổ thu gom rác thải tại 8 cơ sở Hội, trang bị thêm dụng cụ và quần áo bảo hộ cho các Tổ thu gom rác thải tại các xã thực hiện dự án “Hội Nông dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường nông thôn”."Xây dựng mô hình điểm về bảo vệ môi trường trong trang trại chăn nuôi của hội viên nông dân". Trực tiếp hỗ trợ cho 22 hội viên nông dân xây dựng 22 hầm Biogas và hầm rút nước thải trong các trang trại chăn nuôi của hội viên, nông dân. Đồng thời, Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã trực tiếp xây dựng được 20 Tổ tự quản vệ sinh môi trường, với 60 thành viên đều là hội viên nông dân.

Từ khi có các mô hình trên mà Hội viên nông dân và gia đình đã tự giác, có những hành động cụ thể trong việc tham gia giữ gìn môi trường như thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom xử lý rác thải đúng quy định, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng điện, nước, sử dụng hợp lý phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý đúng cách đối với các loại rác thải, bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực sau khi đã sử dụng. Anh Nguyễn Văn Điền, đội 7 xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang cho biết: gia đình anh đã xây dựng mô hình thực hiện phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Hàng tháng gia đình anh và bà con trong thôn, xóm đều tổ chức phân theo nhóm thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh chung”.

       Theo Hoàng Hằng

 

Chuyên viên ban Tuyên huấn 

Lượt xem: 13

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân