Bạn đang ở đây

Khắc phục rau màu vụ hè thu chết thắt thân cây con

(09.05.2017)

(Website HNDHY) - Sau trồng cây con khoảng 3 - 5 ngày nếu gặp độ ẩm cao do thời tiết có mưa hoặc đất trồng quá ẩm thì phải phun phòng bệnh chết thắt thân cây con bằng thuốc hóa học.

Để giảm thiểu lượng cây con bị chết bạn nên áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tác động sau:

- Gieo cây con trong bầu hoặc vườn ươm có mái che: Với những cây trồng có thể phát triển cây con trong vườn ươm như các cây họ bầu bí, họ cà, cải dưa, một số rau ăn lá (mùng tơi, rau đay...) tốt nhất nên làm vườn ươm có lưới đen che chắn hoặc gieo cây con vào trong bầu ni lông, khay chuyên dùng. Đất vườn ươm hoặc giá thể làm bầu cần được xử lý thuốc sâu, bệnh và bổ sung dinh dưỡng gồm: 0,1% vôi tả + 0,1% thuốc Diazan + 0,1% Zineb + NPK và phân chuồng (theo tỷ lệ thích hợp với từng loại cây).

Giá thể phải được chuẩn bị trước 10 - 15 ngày mới đưa vào sử dụng, giúp cây ít bị chết thắt hoặc thối hạt. Nếu sử dụng đất vườn ươm để gieo cây con thì cũng cần phải xử lý đất và bón phân trước khi gieo hạt 1 tuần.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Ngâm hạt trong nước ấm 54 độ C (3 sôi 2 lạnh) trong khoảng 30 phút không những kích thích hạt nảy mầm đều mà còn diệt được một số nấm bệnh có trên vỏ hạt.

- Xử lý đất ruộng sản xuất và bón phân hợp lý: Đất ruộng sản xuất nhất là vùng chuyên canh rau màu thường hay tồn dư nhiều loài sâu bệnh hại. Việc xử lý đất trước khi gieo trồng rau màu là việc làm cần thiết. Nếu không làm tốt công việc này nấm bệnh có trong đất trồng sẽ tấn công cây non ngay sau khi trồng khiến cây rất dễ bị thối, khuyết thân, rễ và chết. Tốt nhất nên sử dụng các loại thuốc có khả năng nội hấp, xông hơi để diệt sâu bệnh trước khi gieo trồng 4 - 5 ngày.

Việc sử dụng phân chuồng và phân lân hữu cơ vi sinh thay cho lân hóa học sẽ là rất hữu ích để cây trồng phát triển thuận lợi và hệ vi sinh vật có ích trong đất được phong phú, rau màu sẽ ít nhiễm sâu bệnh hơn. Ngoài ra cần bổ sung các dinh dưỡng giàu canxi, kali để phun qua lá cho cây nhất là khi non giúp cây được cứng chắc thân, rễ, lá.

- Lên luống cao và thoát nước tốt sau mưa úng: Rau màu sẽ ít khi bị úng nước nếu gặp mưa lớn, rễ cây sẽ được bảo toàn và cũng ít bị nhiễm bệnh. Những loại cây trồng có thể áp dụng được biện pháp che phủ bằng màng phủ nông nghiệp thì bạn nên ưu tiên sẽ là rất tốt trong vụ hè thu.

Sau trồng cây con khoảng 3 - 5 ngày nếu gặp độ ẩm cao do thời tiết có mưa hoặc đất trồng quá ẩm thì phải phun phòng bệnh chết thắt thân cây con bằng thuốc hóa học.

Kỹ thuật cho hoa kiểng dây leo ra hoa nhiều hoa?

Hoa kiểng dây leo được nhiều người ưa thích và trồng trên ban công, sân vườn nhà mình, vì chúng cho hoa màu vàng tươi, mong manh rất dễ thương.

Nhiều người nghĩ phải chăm sóc cho cây thật sum xuê xanh tốt thì cây mới cho nhiều hoa nhưng kết quả thì ngược lại, bởi vì khi cây được chăm sóc quá mức, chúng sẽ phát triển thân lá là chủ yếu, một khi sinh trưởng dinh dưỡng (phát triển thân lá) quá mạnh sẽ lấn át sinh trưởng sinh thực (ra hoa kết trái) sẽ dẫn đến tình trạng cây ra hoa ít hoặc không ra hoa (cũng giống như khi ta bón quá nhiều phân khiến cây lúa tốt lốp, cây lúa sẽ không trỗ bông).

Để chữa “căn bệnh” này, bạn nên ngưng việc bón tưới phân đạm, bón bổ sung thêm phân lân và kali, đồng thời hạn chế bớt nước tưới để cây hơi bị “khát nước” một chút (huỳnh đệ rất dễ héo, vậy bạn cố gắng căn chỉnh làm sao đừng để chúng “khát nước” kéo dài quá sẽ bị héo không tốt), tạo cho cây luôn có đủ ánh nắng. Sau một thời gian, lá sẽ bớt xanh mướt, cành nhánh sẽ bớt vươn dài, cây hơi “khằn” lại, lá dầy và cứng hơn… tỷ lệ C/N sẽ tăng dần, khi đạt đến một tỷ lệ thích hợp thì cây sẽ ra nhiều hoa. Muốn hoa đẹp, vàng rực rỡ, lâu tàn thỉnh thoảng bạn nên bón bổ sung thêm phân kali cho cây. Chúc bạn thành công!

 

Theo nongnghiep.vn

Lượt xem: 8

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân