Bạn đang ở đây

(Website HNDHY) - Dưới đây là một số cách giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp bằng thảo dược và thực phẩm vừa được trang tin Herbs.news (HN) của Mỹ số ra cuối tháng 11 cập nhật.

(05.12.2018)

(Website HNDHY) - Dưới đây là một số cách giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp bằng thảo dược và thực phẩm vừa được trang tin Herbs.news (HN) của Mỹ số ra cuối tháng 11 cập nhật.

Tuyến giáp và những bệnh liên quan đến tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết, hình bướm nằm ở cổ và ngay phía trên xương đòn, tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Đảm nhận vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Một số bệnh thường gặp của tuyến giáp như suy giáp (hypothyroidism), căn bệnh do tuyến giáp bị suy, không sản xuất đủ hormone T4, mặc dù tuyến yên bài tiết nhiều TSH.

Nếu xét nghiệm máu thì T4 thấp và TSH tăng cao. Bệnh xảy ra tự nhiên, hoặc sau phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp. Biểu hiện suy giáp khởi phát với các dấu hiệu mơ hồ như bệnh nhân mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, táo bón, nhức cơ bắp, khan tiếng, phụ nữ thấy chảy máu ở âm đạo bất thường; phù nhẹ mặt và mắt, da khô, bủng. Ngoài ra, người mắc bệnh còn có triệu chứng như thể lực và tinh thần suy giảm, ăn uống mất ngon, tóc khô rụng, nếu bệnh nặng có thể hôn mê, tuyến giáp to hoặc không to.

Dạng thứ hai là cường giáp (hyperthyroidism), do tuyến tiết ra quá nhiều hormone T4, với đặc trưng như căng thẳng, mất ngủ, tính tình thất thường, lúc nóng nảy, lúc thì thờ ơ lãnh đạm, tay chân run, chịu nóng kém, hay vã mồ hôi, ăn nhiều nhưng lại sút cân, suy nhược cơ thể, đánh trống ngực, khó thở, ở phụ nữ thấy kinh ra ít, mắt to và lồi dần, loạn nhịp tim, suy tim.... Tuyến giáp có thể phì to hoặc không to, xét nghiệm T4, TSH trong máu tăng, chụp tuyến giáp với iod phóng xạ thấy tuyến giáp hấp thụ iodine nhiều hơn bình thường...

Bên cạnh hai bệnh trên còn có bệnh viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, với biểu hiện tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường, hay vã mồ hôi, luôn lthay đổi kèm căng thẳng, mất ngủ, tính khí thất thường, chân tay run, ăn nhiều vẫn sút cân, mệt mỏi, hồi hộp, khó thở...

Nhóm thảo dược giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp

* Bồ công anh: Bồ công anh có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa, giúp làm dịu cơn bão tự miễn và cân bằng hệ miễn dịch. Có thể dùng bằng cách pha trà. Lấy hai thìa cà phê rễ cây và lá khô bồ công anh nghiền nhỏ, ngâm trong nước nóng, cho ít chanh tươi thời gian 15 đến 20 phút. Thêm nửa muỗng cà phê mật ong khuấy đều và uống hàng ngày.

* Sâm Siberi: Đây là loại thảo dược có thể giúp cơ thể xử lý căng thẳng do bệnh tuyến giáp gây ra rất hiệu quả. Ngoài ra, nó có thể giúp giảm viêm tuyến giáp. Người ta thường dùng củ sâm khô ngâm với vỏ cam. Nếu nấu lấy nước, thời gian ninh khoảng 2-3 giờ để chiết lấy hết các thành phần hữu ích.

* Nấm Chaga: Nấm chaga là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh được được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là loai nấm mọc trên cây Bạch Dương ở các vùng lạnh thuộc phía bắc các nước Canada, Siberia, Alaska hay châu lục Mỹ. Nó cung cấp lợi ích làm sạch gan và bạch huyết, đồng thời loại bỏ độc tố và nuôi dưỡng hệ thống, nhất là nhóm người mắc bệnh suy giáp. Nó cũng có lợi ích giúp trí óc minh mẫn, giảm thiểu chứng đờ đẫn.... Có thể trộn lẫn Chaga trong ly sinh tố hoặc uống như uống trà.

* Ashwagandha: Đây là sâm Ấn Độ, poison gooseberry hay winter cherry, một loài thuộc họ Solanaceae. Nó được sử dụng như một loại thảo dược trong y học Ấn Độ, giúp cơ thể đối phó tốt hơn với sự căng thẳng, lo âu và các tình trạng sức khỏe mãn tính khác do tuyến giáp gây ra. Chưa hết, nó còn giúp cải thiện việc sản xuất hormone tuyến giáp. Có thể dùng ashwagandha bằng cách trộn với dừa ấm hoặc sữa hạnh nhân.

* Nghệ: Nghệ là một thực phẩm nuôi dưỡng, hỗ trợ cho sức khỏe tuyến giáp nhờ hoạt chất có tên curcumin. Nó có tác dụng kháng viêm và có thể làm giảm các rối loạn liên quan đến tâm trạng, chẳng hạn như lo âu và trầm cảm do suy hoặc cường giáp gây ra. Nghệ hay nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng (tên khoa học Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ nhà Gừng, có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nghệ được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ, và dùng dưới nhiều cách khác nhau, thường là làm gia vị cho các món ăn hàng ngày.

* Hoàng kỳ: Hoàng kỳ (tên khoa học Astragalus propinquus) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu và nhiều loại có chứa chất độc nhưng những chất độc chỉ nằm phía trên những phần của thân cây trên mặt đất, chứ không bao giờ nằm ở củ. Hoàng kỳ có thể cải thiện chức năng thượng thận và giúp làm giảm căng thẳng, giúp cơ thể đối phó tốt hơn với sự căng thẳng và có lợi cho hệ miễn dịch. Cách dùng phổ biến và đơn giản nhất là pha trà, dùng một phần tư thìa cà phê rễ khô Hoàng kỳ ngâm trong 5 phút, thêm một số nụ hoa oải hương hoặc nghệ, và mật ong tươi để tăng phần hấp dẫn.

* Maca: Cây Maca có tên khoa học là Lepidium meyenii, nó còn có tên khác là nhân sâm Peru. Sinh trưởng chủ yếu ở Andes miền trung Peru trong điều kiện khắc nghiệt và độ cao lên đến hơn 4.000 mét. Maca là một loại rau cải có họ hàng với bông cải xanh, bông cải trắng, cải thảo, và cải xoăn. Từ lâu người Peru đã có bề dày lịch sử trong việc sử dụng ẩm thực kết hợp với dược liệu. Phần củ là phần ăn được của cây maca với nhiều màu sắc khác nhau từ trắng đến đen. Củ Maca thường được phơi khô và nghiền thành bột, nhưng nó cũng được chế biến thành dạng viên nang hay dung dịch.

* Cây rễ vàng: Cây rễ vàng (Rhodiola rosea) là một trong những loại thảo dược có trong các đơn thuốc cổ truyền của nhiều nước châu Á. Loại thảo mộc lâu năm, thuộc nhóm thực vật có công dụng tăng cường sức khỏe tổng thể như điều trị cảm cúm, bệnh lao, làm dịu cơ thể. Hiệu ứng của cây rễ vàng gần như ngay lập tức. Nó có thể xóa chứng đờ đẫn hay sương mù trí não cũng như tăng cường năng lượng. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và chống mệt mỏi mãn tính, tác dụng nhanh nhất ở dạng cồn hoặc cũng có thể dùng dưới dạng trà thảo mộc, sinh tố hoặc dưới dạng như nước trái cây.

* Gừng: Gừng có thể giúp giảm đau trong các tình trạng bệnh mãn tính và giảm nguy cơ do tuyến giáp suy yếu và tim mạch hoạt động kém. Rất đa dạng, có thể dùng gừng dược dạng trà bằng cách thêm ba đến bốn lát gừng củ vào một chiếc ấm dung tích 3-4 chén nước sôi. Đun sôi trong 10 đến 15 phút, bỏ lát gừng ra và thêm mật ong rồi uống.

Gừng thuộc họ Zingiberaceae, có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau, có thể ở dạng tươi sống, phơi khô...

* Canh xương: Mặc dù độc đáo, món ăn này rất có lợi cho sức khỏe tuyến giáp. Trong hầu hết các loại bệnh về tuyến giáp, hệ miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng bởi chứng ruột bị rò rỉ. Nếu dùng nước xương được xem là một loại thuốc bổ rất tốt cho sức khỏe đường ruột bởi nó giàu axit amin và các chất dinh dưỡng khác, giúp sửa chữa lớp lót ruột và khôi phục nhanh sự cân bằng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Theo nongnghiep.vn

Lượt xem: 1 lần xem

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân