Bạn đang ở đây

Triệu phú công Kinh Bắc hé lộ "tuyệt kỹ" làm chuồng nuôi

(04.04.2015)

Với bộ lông sặc sỡ, chim công được xếp vào một trong mười loài chim đẹp nhất thế giới. Để nuôi được loài chim quý này, các chủ trang trại cũng cần đặc biệt chú ý đến kỹ thuật làm chuồng nuôi.

Hiện nay, nhu cầu nuôi chim công làm cảnh đang trở nên phổ biến, vì thế giá chim công trên thị trường rất cao. Giá chim công trưởng thành có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng/cặp. Ở Việt Nam, kỹ thuật chăn nuôi chim công khá đơn giản, trong đó cần đảm bảo yếu tố chuồng trại thoáng khí. 

Chuồng nuôi tại trang trại của gia đình ông Khởi luôn thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông và được thiết kế nhiều cành cây để chim bay, nhảy. Ảnh: Đăng Quang.

 

Chim công rất thông minh và dạn dĩ, nếu được nuôi và chăm sóc từ nhỏ, công có thể thả rông trong sân như gà mà không sợ bay mất. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc chăm sóc, ở Việt Nam chim công thường được nuôi tập trung trong chuồng trại theo mô hình công nghiệp. 

Kỹ thuật làm chuồng công khá đơn giản, trong đó cần chú ý nhất là thiết kế chuồng phải làm sao đảm bảo thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng thực tế, độ rộng hẹp của chuồng công có thể khác nhau. Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn (có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10 – 15 cá thể từ 6-12 tháng tuổi) thường có thiết kế như: Chiều rộng: 3,5 – 4m, Chiều dài: 5 – 6m, Chiều cao: 2,7 – 3m.

Để giảm chi phí bà con có thể tận dụng nhà kho, xưởng, chuồng heo, chuồng gà sẵn có để cải tạo thành chuồng nuôi chim công. Ngoài ra, bà con nên thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng chim công bị bệnh, hay trong quá trình theo dõi bệnh để tránh lây nhiễm cho các cá thể khác.

Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10 – 15 cá thể từ 6-12 tháng tuổi.

Ông Khởi cho biết thêm: Vật liệu làm chuồng có thể dùng tre, nứa, hay lưới B40 quây xung quanh hoặc làm vách ngăn. Nóc chuồng dùng lưới cước để chim không bay ra. Người nuôi cũng có thể dùng các tấm lợp nhựa để lợp mái chuồng để chim có chỗ trú mưa. Cần lưu ý không dùng lưới thép nhỏ hoặc cước ni lông làm vách ngăn, vì chim sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thủng ruột hoặc thắt diều.

Lưu ý không dùng lưới thép nhỏ hoặc cước ni lông làm vách ngăn

Điều quan trọng hơn nữa là việc vệ sinh chuồng, không gian nuôi chim công phải luôn khô thoáng để phòng tránh bệnh. Dùng cát vàng rải nền chuồng để hút ẩm giúp công không bị bẩn và phòng ngừa giun,sán. Nếu có điều kiện, có thể thiết kế thêm phần sân phía trước để công có chỗ tắm nắng, vận động.

Việc xây dựng chuồng trại nuôi công đơn giản, ít chi phí, chỉ cần đảm bảo được tiêu chuẩn sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật.

 “Như trang trại của gia đình tôi đang mở rộng ra khoảng 500m2, song chi phí mua vật liệu xây dựng và thiết kế chuồng hết không nhiều, chỉ khoảng vài chục triệu đồng, quan trọng là phải bố trí thêm nhiều cành cây trong chuồng để chim bay đậu cho thoải mái thì mới nhanh lớn và có lông đẹp được” – ông Khởi chia sẻ thêm.

Bạn đọc Dân Việt có nhu cầu mua chim công giống hay tư vấn kỹ thuật có thể liên hệ ông Nguyễn Hữu Khởi qua số điện thoại: 0979836287

Theo danviet

Lượt xem: 401

Viết bình luận

Dự báo thời tiết

Liên kết web

Hỗ trợ nông dân